
Xử lý nước nhiễm Mangan cho nhà máy nước
Tại Việt Nam, nhiều khu vực đang phải đối mặt với tình trạng nước nhiễm mangan nghiêm trọng, không chỉ đối với nước ngầm, mà tình trạng này còn xảy ra đối với cả nước sông hồ. Điều này không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn đặt ra thách thức lớn cho ngành cấp nước. Chúng ta cần tìm ra giải pháp hiệu quả để xử lý vấn đề này!
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn khám phá các phương pháp xử lý nước nhiễm mangan cho các nhà máy, trạm cấp nước hiệu quả .
Nước nhiễm Mangan là gì?
Nước nhiễm mangan là nước có các chỉ số Mn vượt mức cho phép. Theo QCVN 01-1: 2018/BYT, nước nhiễm mangan là nước có chỉ số mangan vượt 0,1mg/lít.
Nguyên nhân khiến nguồn nước bị ô nhiễm mangan
– Mangan có mặt trong hơn 100 loại khoáng khác nhau. Thông qua quá trình rửa trôi, phong hóa của đất đá và các hoạt động của con người mangan sẽ được tích tụ trong các nguồn nước khác nhau như: ao, hồ sông, suối, biển… gọi chung là nước bề mặt rồi từ nước bề mặt mangan sẽ được ngấm vào những mạch nước ngầm.
– Nước thải của các nhà máy, xí nghiệp… sau xử lý không đạt chuẩn thậm chí không xử lý thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt nghiêm trọng, trong đó có chứa lượng lớn mangan và nhiều kim loại nặng khác như: thủy ngân, đồng, chì, asen, sắt, kẽm…
– Nước thải của quá trình sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gây ra các ô nhiễm mangan dưới dạng hữu cơ, phức chất cho các nguồn nước.
Nhận biết nguồn nước bị nhiễm mangan
Nguồn nước bị nhiễm mangan có thể được nhận biết bằng cảm quan thông qua các biểu hiện cụ thể sau:
– Nước đục, có màu đen, mùi tanh khó chịu do hàm lượng mangan vượt quy chuẩn.
– Các thiết bị, dụng cụ chứa nước lâu ngày có cặn nâu đen, mảng bám hình thành bên trong ống.
– Quần áo sẽ bị các ố bẩn màu đen và màu nâu là do mangan bị oxy hóa gây ra.
– Đường ống bị tắc do trong xử lý nước dùng clo diệt khuẩn mà nguồn nước đó nhiễm mangan sẽ tạo thành cặn bám mangan đioxit.
Cách xử lý nước nhiễm mangan
Có nhiều cách xử lý nước nhiễm mangan tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm và mục đích sử dụng mà sẽ có phương pháp xử lý phù hợp.
Một số phương pháp xử lý mangan bạn có thể tham khảo như sau:
Phương pháp hóa lý:
Quy trình công nghệ bao gồm: giàn mưa, lắng tiếp xúc và lọc. Riêng phần bể lọc, do phản ứng oxy hóa mangan diễn ra chậm hơn nên lớp cát lọc phải có bề dày lớn hơn. Để đạt hiệu quả cao, vật liệu lọc nên dùng cát đen (đã được phủ một lớp đioxxit mangan)
Trong quá trình xử lý sử dụng các chất oxy hóa mạnh như clo, ozon, KMnO4 để oxy hóa Mn2+ thành Mn4+. Clo oxy hóa Mn2+ ở pH = 7 trong 60 – 90 phút clo đoxit (ClO2) và ozon (O3) oxy hóa Mn2+ ở pH 6,5÷7 trong 10 – 15 phút. Để oxy hóa 1mg Mn2+ cần 1,35mg ClO2 hay 1,45mg O3. Nếu trong nước có các hợp chất amoni thì quá trình oxy hóa Mn2+ bằng clo chỉ bắt đầu sau khi clo kết hợp với amoni thành cloramin và trong nước còn dư clo tự do. KMnO4 oxy hóa Mn2+ ở mọi dạng tồn tại (kể cả dạng keo, hữu cơ) thành Mn(OH)4.
Phương pháp sinh học:
Dùng vi khuẩn có khả năng hấp thụ mangan trong quá trình sinh trưởng, mangan được hấp phụ và giữ lại trong các sinh khối và được loại bỏ qua quá trình rửa lọc.
Khó khăn trong quá trình xử lý mangan của các nhà máy nước hiện nay:
– Công nghệ hiện có của các nhà máy không xử lý triệt để mangan theo quy chuẩn QCVN 01-1: 2018/BYT
– Chất lượng nguồn nước thô đầu vào ngày càng ô nhiễm.
Với kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực xử lý nước nói chung và xử lý Mangan nói riêng. Công ty cổ phần công nghệ môi trường VTECH Việt Nam tự tin đưa tới quý khách hàng giải pháp xử lý Mangan đạt tiêu chuẩn; tiết kiệm chi phí; tối đa lợi ích cho khách hàng.
Quy trình xử lý mangan cho nhà máy nước:
Bước 1: Khảo sát hiện trạng nhà máy
Bước 2: Đánh giá chất lượng nước thô và nước sau xử lý
Bước 3: Lên bản đề xuất kỹ thuật cải tạo chất lượng, công suất nhà máy
Bước 4: Lập mô hình thử nghiệm (Pilot) cải tạo, đánh giá chất lượng nước, hiệu quả của mô hình trước khi triển khai trong nhà máy.
Bước 5: Triển khai thực hiện nâng công suất, chất lượng nước.
Hình ảnh Mangan chuyển hóa trong bể lọc
Video quá trình rửa lọc hệ thống xử lý nước nhiễm Mangan
Tùy theo đặc điểm của mỗi nhà máy, chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, hiệu quả nhất. Liên hệ với Công ty cổ phần công nghệ môi trường VTECH Việt Nam để giải quyết vấn đề của bạn. Hotline: 096 135 6686


Phương pháp xử lý Amoni trong nước sinh hoạt

Công nghệ xử lý nước ô nhiễm hữu cơ

Tác hại của nước sinh hoạt ô nhiễm hữu cơ

Hệ thống xử lý nước ngầm nhiễm Mangan công suất 900m3/ngày đêm

Hệ thống xử lý nước sông công suất 500 m3/ngày tại Quảng Bình

Cải tạo, nâng công suất nhà máy xử lý nước ngầm lên 2.800m3/ngày đêm
